Notice: Undefined variable: sign in /home/tmmzvatqhosting/public_html/vattunongsan.com/class/categories.class.php on line 228

Bón phân cho cây cảnh được trồng bằng đất tự nhiên

Bạn có từng thắc mắc đâu là loại phân bón tốt và tối ưu nhất cho cây cảnh được trồng bằng đất tự nhiên? Vô cơ hay hữu cơ? Ít hay nhiều? Hi vọng qua bài viết về cách bón phân hữu cơ dưới đây sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát và đúng đắn để lựa chọn phân bón cho cây trồng được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Bón phân cho cây cảnh được trồng bằng đất tự nhiên

Bạn có từng thắc mắc đâu là loại phân bón tốt và tối ưu nhất cho cây cảnh được trồng bằng đất tự nhiên? Vô cơ hay hữu cơ? Ít hay nhiều?

Hi vọng qua bài viết về cách bón phân hữu cơ dưới đây sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát và đúng đắn để lựa chọn phân bón cho cây trồng được sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG 0906776232 - 0932032877

1. Những yếu tố liên quan:
Thực tế cho thấy, muốn sử dụng phân bón cho đất thịt, đặc biệt là phân hữu cơ đạt hiệu quả cao, người sử dụng phải biết được nhiều yếu tố liên quan, có thể tóm tắt 3 yếu tố sau:

a.      Biết được đặc điểm của đất đai :
Đất trồng của mình thuộc loại đất như thế nào chất gì nhiều, chất gì ít cần bổ sung bao nhiêu, đất chua hay kiềm nếu đất chua nên bón các loại phân có tính kiềm và ngược lại.

Đất cát giữ nước và giữ phân kém vì vậy khi bón nên chia làm nhiều lần bón để tránh hiện tượng rửa trôi Trong canh tác cần bón cân đối.

b.      Biết được đặc điểm của cây trồng :
Mỗi loại cây trồng yêu cầu chủng loại tỉ lệ khác nhau. Cây ăn lá cần bón nhiều phân đạm, Cây lấy củ quả cần nhiều lân và kali, cây mía cần nhiều kali. Cây họ đậu cần ít đạm rất cần nguyên tố molipđen. Riêng cây hồ tiêu cần rất nhiều dinh dưỡng.

Mỗi giai đoạn sinh trưởng cần những loại phân và tỉ lệ khác nhau có nắm vững đặc điểm của từng loại cây trồng thì chúng ta bón phân mới đúng và đạt hiệu quả.

c.       Biết được đặc điểm của phân bón hữu cơ:
Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây từ đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khóang hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là lọai phân có hiệu quả chậm.


- Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo lý hoá tính của đất làm cho đất tơi xốp hơn dễ thấm và thoát nước và giúp hệ thống vi sinh vật đất phát triển làm đất ngày càng tốt hơn

2.      Các loại phân hữu cơ:
Ngoài các loại phân hữu cơ truyền thống như: Phân bò, phân heo, phân rác, phân xanh…. mà chúng ta đã từng sử dụng. Hiện nay trên thị trường có xuất hiện nhiều loại phân hữu cơ qua chế biến, được chế biến từ nguồn nguyên liệu và qui trình chế biến khác nhau. Khi chế biến các nhà sản xuất thường chủng vào phân các loại vi sinh vật có lợi cho cây và đất như: Các loại vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật có khả năng hoà tan lân, vi sinh vật phân giải xenlulô……để nâng cao hiệu quả của phân như:
- Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ thành phần chủ yếu là các nguyên tố trung và vi lượng...
- Phân hữu cơ vi sinh: Là phân hữu cơ có trộn các vi sinh vật có ích. Các chủng EM, vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân...

 

3.      Những điều cần chú ý khi sử dụng, bón phân hữu cơ:

+ Về cách sử dụng:
- Phân phải được chôn vùi và phân bố đều trong đất, bón phân xong theo nước không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.
- Phân phải được ủ hoai mục trước khi dùng.
- Các loại phân hữu có Vi sinh, thời hạn sử dụng ngắn, khi sử dụng phải xem ngày sản xuất, thời hạn sử dụng trên bao bì. Không mua phân trữ lâu ngày.
- Nhiệt độ cao hơn 30 oC, có ánh nắng mặt trời chiếu vào dễ làm chết vi sinh vật, nên hiệu quả sử dụng thấp.

- Khi sử dụng cần phải hạn chế bón phân hóa học để bảo đảm hiệu quả sản xuất.

 

 

+ Về thời gian sử dụng:

- Nếu phát hiện cây cảnh bị vàng nhạt, mọc chậm và yếu, lúc đó phải bón phân, bón quá trễ hay quá sớm hay bón quá ít hay bón nhiều phân đều gây lãng phí và không có tác dụng tốt với cây, có thể làm cho các cành hoa bị khô. Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa.

Ta còn chú ý đến mùa bón phân, mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân.

Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 – 2 tuần bón 1 lần, sau lập thu cứ 2 – 3 tuần bón 1 lần, đến ập động không cần bón.

Thường bón phân vào lúc chiều tối không nên bón vào buổi trưa. Nên xới đất trước khi bón. Hoa trồng trong chậu không nên bón nhiều và dễ làm cho đất kết vón.

+ Về liều lượng sử dụng:

Khi bón phân hữu cơ phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, nếu không rễ cây sẽ bị cháy và cây chết khô. Một số nhà trồng hoa đã tổng két kinh nghiệm bón phân như sau:

– 4 “nhiều” là bón nhiều phân khi: (l) cây vàng yếu, (2) trước khi nay chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở.

– 4 “ít” là bón ít phân khí: (l) cây khỏe, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa.

4.      Ưu điểm của phân bón hữu cơ là không làm chai đất, đất ít bị rửa trôi và có chứa nhiều nguồn đạm hữu ích. Nhược điểm là có chi phí cao tính theo hàm lượng đạm. 

Chắc hẳn, các bạn đã có được cái nhìn bao quát hơn về phân bón hữu cơ rồi phải không nào? Hãy lựa chọn và sử dụng phân bón nói chung và phân hữu cơ nói riêng một cách hiệu quả và thông minh để cây trồng càng ngày càng tươi tốt bạn nhé.

Tổng hợp và sưu tầm

Nguyễn Thị Bích Trâm

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll