Notice: Undefined variable: sign in /home/tmmzvatqhosting/public_html/vattunongsan.com/class/categories.class.php on line 228

Lưới Giàn Dây Leo

Các loại dây leo như bầu , bí , khổ qua , mướp … là những loại cây khi trồng cần phải dựng giàn cho cây phát triển tua nhánh , vì là cây dây leo thân cây mềm yếu nên cần chỗ bám để cố định , nâng đỡ giúp cây leo không bị nghiêng đổ . Và lưới giàn dây leo là vật dụng đơn giản để hỗ trợ tạo ra những giàn dây leo chắn chắn và tiện lợi .

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM: 0906776232 - 0932032877

Công dụng của lưới giàn dây leo

Định hướng phát triển cho dây leo như cây bầu , bí , mướp khi được trồng trong đất thịt

Nâng đỡ, giúp dây leo không bị đổ, nghiêng trong quá trình phát triển.

Lưới thường đặt giăng trên sân thượng , tường rào , bên cửa sổ , trong vườn …

Thông tin chi tiết của lưới giàn dây leo

  • Đường kính sợi lưới: 1mm, 2mm.
  • Kích thước ô lưới: 10x10 cm hoặc theo yêu cầu.
  • Quy cách lưới: 0.9mx1.8m , 1.8mx1.8m , 2.7mx1.8m , 3.6mx1.8m , 0.8mx3m , 1.8mx3m.
  • Màu sắc: xanh.

Tại sao lại làm giàn dây leo bằng polimer thay cho kim loại ?

  • Giàn lưới kim loại thường bị rỉ sét theo thời gian . Sau một thời gian sử dụng thường phải thay mới để đảm bảo giàn leo không bị sập . Còn giàn lưới polimer có thể sử dụng nhiều lần mà chất lượng không thay đổi .
  • Giàn lưới polimer có giá thành rẻ hơn giàn lưới kim loại .
  • Giàn lưới polimer gọn, nhẹ , linh hoạt khi tháo rời hay hết mùa vụ có thể dễ dàng xếp vào cất giữ .
  • Khi giàn lưới kim loại cồng kềnh , cách đan thành giàn phức tạp thì với giàn lưới polimer rất dễ dàng , các chị em phụ nữ có thể dễ dàng tạo những giàn dây leo mà mình thích . 
  • Giàn lưới kim loại sắt nhọn dễ gây nguy hiểm cho trẻ , hay trầy xước khi không cẩn thận .  

Kiểu giăng giàn đứng

 - Bước 1: Cắm các cọc xuống đất theo kiểu hình 2 chữ II, mỗi cọc song song với nhau và cách nhau khoảng 2 - 3m.

 - Bước 2: Giăng giây vào nóc trên của các cọc và phía dưới mép chân cọc tạo khung sườn cho giàn.

 - Bước 3: Tiến hành giăng lưới cho giàn, buộc các góc lưới vào các dây chằng liên kết trên - dưới cột của khung sườn của giàn. Cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.

 - Bước 4: Dùng tấm lưới lớn kéo trải căng ra như trải bạt che nắng để phủ nóc cho giàn. Nếu không muốn phủ nóc thì bạn có thể bỏ qua bước này.

 

 

 

 

Kiểu giăng giàn chữ A:

 

 

 - Bước 1: Cố định các cọc tre xuống đất tạo khung sườn cho của giàn như hình chữ A. Liên kết khung sườn giàn lại với nhau bằng dây kẽm hoặc dây cước, chú ý nên sử dụng loại dây chắc bền có thể chịu được thời tiết nắng và mưa gió ở bên ngoài.

 - Bước 2: Dùng các tấm lưới vắt lên xà ngang bên trên khung sườn của giàn, kéo căng và trải lưới giàn dây leo đều nhau, sau đó cố định lưới bằng cách dùng dây cước buộc vào khung sườn của giàn.

 

 

 

 

 

Kiểu giăng giàn phủ đầu phủ nóc:

 

 - Bước 1: Việc gắn lưới các mặt đứng giống kiểu giàn chữ I

 - Bước 2: Luồn dây vào lỗ biên lưới đã được túm sẵn cho cả hai biên, vắt tay lưới nằm gác lên các dây chằng liên kết trên của khung sườn của giàn.

 - Bước 3: Kéo căng tương đối, cột cố dây luồn biên  vào dây chằng liên kết trên, đầu cột của khung sườn của giàn.

 - Bước 4: Tìm dây làm dấu mép lưới, kéo lưới trải ra như trải bạt che nắng, lưới phải được trải căng.

 - Bước 5: Kéo căng dây luồn biên cột cố định vào dây chằng liên kết trên, đầu cột của khung sườn của giàn.

Cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.

Cột cố định 2 mép lưới không có dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, lưới phải được trải căng.

Phạm Thị Hồng Đào

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll