Notice: Undefined variable: sign in /home/tmmzvatqhosting/public_html/vattunongsan.com/class/categories.class.php on line 228

Kĩ Thuật Nuôi Và Phòng Bệnh Cho Trùn Quế

Như các bạn cũng đã biết phân ăn tốt nhất cho trùn quế là phân bò, nhưng để trùn quế sống và sinh trưởng mạnh thì chất nền phải tới xốp và giàu dinh dưỡng. Trùn quế là sinh vật tự nhiên khi nuôi sẽ phát sinh một số loại bệnh, hãy tìm hiểu cách phòng bệnh cho trùn quế

Kĩ thuật nuôi và phòng bệnh cho trùn quế

1. Chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn quế

Dụng cụ nuôi trùn quế

 

* Trồng rau sạch với phân trùn quế 

* Sử dụng phân trùn quế tiết kiệm và hiệu quả

* Cách nuôi trùn quế cho hiệu quả cao

* Bón phân trùn quế đúng cách 

* Phân trùn quế là gì 

Để nuôi trùn quế đạt hiệu quả và năng suất cao cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các loại dụng cụ cần thiết

  • Dụng cụ để xới, chăm sóc và thu hoặc trùn: Trùn quế rất dễ bị tổn thương nên dụng cụ phải đảm bảo không ảnh hưởng tới trun quế.
  • Tấm che phủ: Tốt nhất nên sử dụng tấm cho làm bằng đay hay chiếu cói
  • Thùng tưới nước giữ ẩm: Sử dụng vòi tưới hoa sen
  • Gáo múc nước, phân: sử dụng loại gáo nhựa có cán
  •  
  • 2 .Chuẩn bị chất nền nuôi trùn quế

phòng bệnh cho trùn quế

 

Như các bạn cũng đã biết phân ăn tốt nhất cho trùn quế là phân bò, nhưng để trùn quế sống và sinh trưởng mạnh thì chất nền phải tới xốp và giàu dinh dưỡng.

Nên sử dụng phân bò cũ để làm chất nên khi nuôi trùn quế kèm theo là các loại chất độn chuồng như rơm rạ, lá cây khô…

Trước khi sử dụng làm chất nền thì các loại nguyên liệu cần được xử lý trước, có 3 phương pháp xử lý chất nền trong nuôi trùn quế.

Phương pháp ủ nóng: Để chế biến chất nền cần có phân trâu, bò, lợn và chất độn chuồng như cỏ, rơm rạ, bèo, dây khoai lang…hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có độc tố cao). Trùn quế rất sợ nước tiểu gia súc vì vậy nếu phân có lẫn nước tiểu của gia súc thì phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu.

Chọn mặt nền cứng rải 1 lớp phân dày 10 – 15cm, tiếp theo rải 1 lớp chất độn dày 10cm có trộn vôi bột. Tiếp tục dải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5m. Ở giữa đống ủ cắm 1 đoạn tre thông khí.

Khi đánh đống xong (tỷ lệ 7 phần phân trâu bò ủ với 3 phần chất độn chặt ngắn), phủ lên đống phân 1 lớp che mưa che nắng bằng vật liệu sẵn có như lá chuối, tấm tranh lợp.

Cứ 5 đến 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo chất nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 – 4 tuần ủ chất nền có thể sử dụng

Phương pháp ủ nguội: Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng nhưng không dùng vôi bột. Sau khi đánh đống xong phủ 1 lớp rơm rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Lấy bùn chát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem sử dụng.

3. Kĩ thuật nuôi trùn quế

phòng bệnh cho trùn quế

 

Khâu đâu tiên để trùn quế đạt chất lượng là chọn lựa giống, nên mua trùn quế sinh khối (bao gồm trùn quế bố mẹ, con, kén trùn và chất hữu cơ mà trùn sống đã quen).

Khi chuẩn bị chuồng xong thì thả trùn giống bằng cách rải sinh khối vào theo 1 đường thẳng giữa ô luống đó hoặc rải trùn thành từng đám giữa mặt luống. Nên thả trùn quế giống vào buổi sáng.

Mật độ thả giống quyết định đến năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 9 – 12kg sinh khối/m2 tương đương với 3 – 4 kg giun tinh/m2.

4. Che phủ chuồng

 

phòng bệnh cho trùn quế

 

Trùn quế thường có tập tính sống trong môi trường tối. Hễ gặp ánh sáng là trùn rút sâu xuống dưới mặt luống. Che phủ mặt luống là biện pháp tạo bóng tối cho trùn lên mặt luống ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày lẫn đêm.

Tấm che phủ còn có tác dụng giữ độ ẩm luống nuôi. Sau khi thả trùn giống, lấy bao tải, chiếu cói, tấm bìa…đậy lên bề mặt luống, chuồng để tạo bóng tối cho giun nhanh chóng quen nơi ở mới, rồi lấy ô roa tưới nước lên trên bề mặt , sao cho chất nền đệm ở dưới được ướt đẫm đều.

5. Phòng bệnh cho trùn quế

 

phòng bệnh cho trùn quế

 

Trùn quế rất ít khi bị bệnh, nhưng trùn thường gặp những bệnh thường gặp vào mùa hè như sau:

– Bệnh no hơi: do trùn ăn phải những loại thức ăn quá giàu chất đạm như phân bò sữa, lợn… làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn trùn có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trương dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trong trường hợp này nên hốt hết phân lỡ cho ăn và tưới nước lên luống.

– Bệnh trúng khí độc: do đáy chất nền bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm CO2 chiếm hết khe hở của chất nền, làm cho trùn chui hết lên bề mặt. Trường hợp này dùng cuốc xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll